Ngày 18 tháng 10 năm 2024, tại Phòng họp E3, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm khoa học “Bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành giáo dục mầm non” thuộc nhiệm vụ “Xây dựng bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non” (Mã số: ĐA33-2024-CM3-01) do TS. Phùng Duy Hoàng Yến làm chủ nhiệm.
Nhóm thực hiện nhiệm vụ (từ trái sang): Thầy Ngô Nhật Vũ, Cô Lê Thị Liên Thanh, Cô Nguyễn Thị Thuận, Cô Phùng Duy Hoàng Yến – Chủ nhiệm nhiệm vụ, Cô Trần Thị Diễm My, Cô Nguyễn Thị Hằng, Thầy Đỗ Xuân Hưng, Thầy Vương Chí Cao
Đến tham dự Tọa đàm khoa học, về phía cơ quan chủ trì là Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Tọa đàm đã đón tiếp sự tham dự của Quý đại biểu:
Cùng các Quý Thầy/Cô là Trưởng đoàn thực hành thực tập và Quý Thầy/Cô là viên chức của Nhà trường.
Bên cạnh đó, Tọa đàm cũng đón tiếp Quý đại biểu đến từ Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học, Trường Cao đẳng và 13 trường mầm non/hệ thống trường mầm non ngoài công lập:
Nhóm thực hiện nhiệm vụ và Quý Đại biểu chụp hình lưu niệm
Mở đầu chương trình, Thầy Nguyễn Nguyên Bình – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 33 cấp Trường phát biểu khai mạc tọa đàm khoa học. Theo Thầy, với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025, và đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025” là một mảnh ghép nền tảng góp phần thực hiện thành công đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025. Đồng thời, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh là một thành viên tham gia Đề án từ năm 2019, Trường luôn không ngừng thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ được giao.
Cũng theo Thầy, tọa đàm khoa học “Bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non” là nhiệm vụ thuộc Đề án 33 được giao năm 2024. Qua tọa đàm này Thầy cũng hy vọng Quý đại biểu sẽ bàn luận để có những giải pháp mang tính khả thi cao trong việc xây dựng bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non.
Thầy Nguyễn Nguyên Bình – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 33 cấp Trường phát biểu khai mạc tọa đàm khoa học
Tiếp theo chương trình, Cô Phùng Duy Hoàng Yến – Chủ nhiệm nhiệm vụ báo cáo khái lược một số nội dung cơ bản của nhiệm vụ “Xây dựng bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non” - Mã số: ĐA33-2024-CM3-01. Theo đó, Cô Yến đã đưa ra thực tiễn về xây dựng bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non từ đó làm nền tảng xây dựng bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non.
Cô Phùng Duy Hoàng Yến – Chủ nhiệm nhiệm vụ báo cáo khái lược một số nội dung cơ bản của nhiệm vụ Mã số ĐA33-2024-CM3-01
Bộ tiêu chí về cơ chế và chính sách nhằm đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm và trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành, thực tập của sinh viên được thiết kế gồm các tiêu chí sau: (1) Tiêu chí về quản lý và phối hợp giữa trường sư phạm với trường mầm non; (2) Tiêu chí về nhân lực của trường sư phạm và trường mầm non ngoài công lập khi liên kết tổ chức thực hành, thực tập; (3) Tiêu chí về tài chính trong liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập để tổ chức thực hành, thực tập; (4) Tiêu chí về đánh giá và công nhận kết quả thực hành, thực tập; (5) Tiêu chí về khuyến khích hợp tác giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Bộ tiêu chí được thiết kế gồm 5 tiêu chí với 34 chỉ số, ở mỗi tiêu chí/chỉ số được mô tả cụ thể. Gồm :
Mở đầu phiên tham luận là bài báo cáo “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh” do Thầy Nguyễn Nguyên Bình – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh trình bày. Báo cáo khẳng định rằng vai trò của cơ chế quản lý trong mỗi đơn vị là hết sức quan trọng, nếu chúng ta có cơ chế quản lý tốt, một chính sách tốt thì đơn vị đó sẽ vận hành và phát triển.
Thầy Nguyễn Nguyên Bình – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 33 cấp Trường báo cáo tại Tọa đàm
Tiếp theo là bài tham luận “Công tác phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo với trường sư phạm trong việc quản lý hoạt động thực hành thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non” do Cô Trần Thị Bích Phương – Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11 trình bày. Báo cáo trình bày tầm quan trọng hoạt động thực hành thực tập đối với đào tạo giáo viên mầm non; hiệu quả của công tác phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo – Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh – Trường mầm non và đưa ra một số đề xuất để duy trì mạng lưới liên kết này.
Cô Trần Thị Bích Phương – Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11 báo cáo tại Tọa đàm
Bài báo cáo thứ ba là “Tiêu chí đối với sinh viên tham gia thực tập tại Hệ thống Trường Mầm non Happy House” do Cô Nguyễn Thị Mạnh Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hệ thống trường mầm non Happy House trình bày. Báo cáo đưa ra những ưu điểm cũng như những hạn chế khi sinh viên tham gia thực hành, thực tập tại Trường Mầm non Happy House; đưa ra 7 tiêu chí khi sinh viên tham gia thực hành thực tập tại trường. Từ đó, Cô Tiến cũng đưa ra một số đề xuất phối hợp giữa cơ sở đào tạo với hệ thống Mầm non Happy House.
Cô Nguyễn Thị Mạnh Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hệ thống trường mầm non Happy House báo cáo tại Tọa đàm
Tiếp theo là phần báo cáo của Cô Trần Thị Tâm Minh – Phó Trưởng khoa Giáo dục mầm non, Trường Đại học Sài Gòn với bài báo cáo “Một số điều lưu ý trong công tác tổ chức thực hành, thực tập với trường mầm non ngoài công lập”. Theo đó, báo cáo đã khẳng định việc liên kết với trường mầm non ngoài công lập trong hoạt động thực hành – thực tập là phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả như mong đợi, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, chế độ chính sách, các quy định, biểu mẫu, đánh giá ... Bên cạnh đó, cần có một đội ngũ tâm huyết, có năng lực và phẩm chất đạo đức để có thể đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học nghề - rèn nghề.
Cô Trần Thị Tâm Minh – Phó Trưởng khoa Giáo dục mầm non, Trường Đại học Sài Gòn báo cáo tại Tọa đàm
Để kết thúc phần tham luận là bài báo cáo “Tiêu chí về chất lượng đào tạo tại trường sư phạm khi liên kết thực hành thực tập với trường mầm non ngoài công lập” do Cô Trần Thị Hồng Thắm – Khoa Sư phạm và Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Bình Phước trình bày. Theo đó, báo cáo đã khẳng định liên kết giữa trường sư phạm và trường mầm non ngoài công lập không chỉ mang lại lợi ích cho sinh viên mà còn nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Để đạt mục tiêu này, cần thực hiện nghiêm túc các tiêu chí chất lượng đào tạo, bao gồm sự phối hợp giữa trường sư phạm, cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức xã hội.
Cô Trần Thị Hồng Thắm – Khoa Sư phạm và Khoa học cơ bản, Trường Cao đẳng Bình Phước báo cáo tại Tọa đàm
Sau phần tham luận là phần thảo luận của Quý Đại biểu tham dự Tọa đàm khoa học. Theo đó, Tọa đàm đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp về các tiêu chí trong Bộ tiêu chí về cơ chế, chính sách đáp ứng mô hình liên kết giữa trường sư phạm với trường mầm non ngoài công lập trong việc tổ chức thực hành thực tập cho sinh viên ngành giáo dục mầm non.
Cô Trần Phương Dung – Leadership & Management – Dream School Company phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Hồ Thị Tường Vân – Trưởng Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Lê Thị Ánh Tuyết – Hiệu trưởng, Trường Mầm non Global Ecokids – Cơ sở Hà Đô Centrosa phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Nguyễn Thị Mạnh Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hệ thống trường mầm non Happy House đóng góp ý kiến tại Tọa đàm
Cô Nguyễn Thị Minh Uyên – Chủ đầu tư Hệ thống Mầm non Việt Đức phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Trần Thị Bích Phương – Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11 phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Nguyễn Thị Trúc Thủy – Cố vấn chuyên môn Mẫu giáo Nhà Trẻ Con phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Nguyễn Thị Phương Anh – Phó Trưởng Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Nguyễn Thị Yến Linh – Giảng viên, Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Thầy Dương Tấn Quang – Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển Giáo dục Quang Quang, Chủ tịch Hệ thống Toán tư duy Soroban ASQN phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Huỳnh Sương – Giảng viên, Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Nguyễn Thị Thu Lương – Hiệu trưởng, Trường Mầm non Thực Hành, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Cô Vũ Thị Lụa – Giảng viên, Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại Tọa đàm
Những chia sẻ, đóng góp ý kiến Quý vị đại biểu tại Tọa đàm khoa học là vô giá vì đây chính là tư liệu giúp nhóm nhiệm vụ định hướng để chỉnh sửa, hoàn thiện và bổ sung vào bộ tiêu chí. Tất cả các ý tưởng này sẽ được nhóm hiện thực hóa vào nội dung sản phẩm để sản phẩm sẽ trở nên có ý nghĩa hơn và đảm bảo tính khả thi khi bộ tiêu chí được ứng dụng vào thực tiễn.
Ban tổ chức hy vọng Tọa đàm khoa học này sẽ mở đầu cho sự gắn kết giữa Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh với Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện, hệ thống trường mầm non ngoài công lập. Tạo thành một chiếc kiềng 3 chân, vững chãi để cùng nhau hợp tác, hỗ trợ trong công tác thực hành thực tập nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non. Sự thành công của chiếc kiềng này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường mà còn góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và của ngành Giáo dục mầm non nói riêng.